Bối cảnh đàm phán Thỏa thuận Pereiaslav

Vào tháng 1 năm 1648, một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại Ba Lan do Bohdan Khmelnytsky lãnh đạo bắt đầu tại vùng đất Zaporizhia. Quân khởi nghĩa được quần chúng nhân dân và Hãn quốc Krym ủng hộ, họ giành được một số chiến thắng trước quân chính phủ Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva]. Họ làm suy yếu sự áp bức của tầng lớp quý tộc Ba Lan, sự áp bức của người Do Thái vốn là những người quản lý tài sản, cũng như khôi phục vị thế của Giáo hội Chính thống giáo. Tuy nhiên, quyền tự trị mà Khmelnytsky giành được lúc này bị kẹp giữa ba cường quốc: Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, nước Nga Sa hoàngĐế quốc Ottoman.

Bohdan Khmelnytskyi là người lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa, ông không thể tuyên bố độc lập vì ông không phải là một quân chủ hợp pháp, và không có một ứng cử viên nào như vậy trong số các thủ lĩnh khác của cuộc khởi nghĩa. Xét về nguồn lực kinh tế và nhân lực, khởi nghĩa đang diễn ra trên các khu vực của Vương quốc Ba Lan, tại các tỉnh Kijów (Kyiv), Czernihow (Chernihiv) và Bracław (Bratslav). Đồng minh duy nhất là hãn của Krym thì không quan tâm đến chiến thắng quyết định của người Cossack.

Dòng thời gian đàm phán Cossack-Moskva

Có quan điểm cho rằng các cuộc đàm phán nhằm thống nhất vùng đất Zaporizhia với Nga bắt đầu ngay từ năm 1648. Ý tưởng như vậy rất phổ biến trong các nhà sử học Liên Xô tại Ukraina và Nga như Mykola Petrovsky.[4] Nhiều nhà sử học Ukraina khác như Ivan Krypiakevych,[5] Dmitriy Ilovaisky,[6] Myron Korduba,[7] Valeriy Smoliy[8] diễn giải các cuộc đàm phán là một nỗ lực nhằm thu hút Sa hoàng ủng hộ quân sự cho người Cossack và thúc đẩy ông ta đấu tranh nhằm tranh đoạt vương vị Ba Lan sau khi Władysław IV Vasa mất.

  • Ngày 18 tháng 6 năm 1648 – bức thư chính thức đầu tiên được biết đến của Bohdan Khmelnytskyi gửi Sa hoàng Aleksey I; thư kết thúc với: "Vì vậy, hãy để Thượng đế thực hiện lời tiên tri, thứ được tôn vinh từ thời cổ đại, cho thứ mà chúng tôi đã tự mình cống hiến, và trước đôi chân nhân từ của bệ hạ, giống như những người thấp kém hơn, ngoan ngoãn phục tùng."
  • Ngày 18 tháng 6 năm 1648 – bức thư của Khmelnytskyi gửi thống đốc tỉnh Siveria của Muscovy là Leontiev. Đề cập đến thái độ thuận lợi của người Cossack đối với Sa hoàng. Vấn đề trung thành với Sa hoàng không được nêu ra.[9]
  • Ngày 21 tháng 7 năm 1648 – bức thư của Khmelnytskyi gửi thống đốc tỉnh Putivl của Muscovy là Pleshcheyev. Đề cập đến động lực của Sa hoàng Muscovy đối với cuộc đấu tranh giành vương vị Ba Lan. Vấn đề trung thành với Sa hoàng không được nêu ra.[9]
  • Cuối tháng 12 năm 1648 – phái đoàn Khmelnytskyi khởi hành đến Moskva. Phái đoàn bao gồm trưởng phái đoàn Syluyan Muzhylovsky và Thượng phụ Paisius I của Jerusalem.[10]
  • Tháng 1 năm 1649 – tại Moskva Thượng phụ Paisius thuyết phục Sa hoàng về ý định của Khmelnytskyi "...dập trán trước Hoàng đế bệ hạ, vì vậy hoàng đế ra lệnh cấp cho ông ta, Khmelnytskyi và tất cả Quân đoàn Zaporizhia sự chấp thuận dưới bàn tay tối cao của Ngài...",[11] nhưng trong ghi chú của Muzhylovsky chỉ đề cập đến yêu cầu hỗ trợ quân sự, trong khi vấn đề trung thành với Sa hoàng không được nêu ra.[11]
  • Tháng 4 năm 1649 – cuộc họp của Khmelnytskyi với sứ thần của Sa hoàng là Grigoriy Unkovsky tại Chyhyryn. Hetman nhấn mạnh về mối quan hệ họ hàng của Ukraina với Moskva: "...kể từ lễ rửa tội của Thánh Vladimir, chúng tôi đã có với Moskva đức tin Kitô giáo ngoan đạo và sức mạnh chung của chúng ta..."[11] và yêu cầu hỗ trợ quân sự.[10]
  • Tháng 5 năm 1649 – Các sứ giả của Khmelnytskyi khởi hành đến Moskva do Trung tá Fedir Veshnyak của Chyhyryn đứng đầu. Trong thư công nhận, họ bày tỏ lời thỉnh cầu xin bảo hộ của Sa hoàng Muscovy.[10] Đồng thời, phái đoàn tương tự được cử đến Thân vương Transylvania George II Rákóczi[12] để khuyến khích ông ta chiến đấu vì vương vị Ba Lan.[10]
  • Ngày 16 tháng 8 năm 1649 – chiến thắng rỗng tuếch trong trận Zboriv. Bị người Tatar Krym phản bội, Bohdan Khmelnytskyi đổ lỗi cho Moskva vì không gửi trợ giúp.[8] Quan hệ Cossack-Moskva xấu đi.[10] Hetman và các cộng sự của ông dùng đến áp lực ngoại giao đối với Moskva: bày tỏ công khai về sự cần thiết của chiến dịch tấn công người Muscovy[11] và từ chối giao nộp kẻ mạo danh Timofey Akudinov, người tự nhận là con trai của Sa hoàng Vasili IV của Nga.[9]
  • Tháng 3 năm 1650 – Khmelnytskyi phớt lờ mệnh lệnh của Quốc vương Ba Lan về việc chuẩn bị cho một chiến dịch chung Ba Lan-Krym chống lại Moskva.[10]
  • Mùa hè-thu năm 1650 – hồi sinh cuộc đối thoại Thổ Nhĩ Kỳ-Ukraina để chuyển sang nằm dưới chế độ bảo hộ của người Ottoman: "... Ukraina, Ruthenia Trắng, Volyn, Podolie với toàn bộ Ruthenia đến tận Wisla..."[13][14]
  • Ngày 1 tháng 3 năm 1651 – Zemsky Sobor tại Moskva. Các giáo sĩ tại Moskva nhận thấy có thể dẫn đến việc không tuân thủ các điều kiện bên phía Ba Lan của Hiệp định Hòa bình vĩnh cửu nếu như cho phép Aleksey Mikhailovich nhận Quân đoàn Zaporizhia làm thần dân của ông.[10]
  • Tháng 9 năm 1651 – phái viên Osman-aga tới Chyhyryn và thông báo Sublime Porte sẵn sàng đản nhận bảo hộ Ukraina.[8] Khmelnytskyi không vội đoán trước câu trả lời của Moskva.[10]
  • Tháng 3 năm 1652 – Phái viên của Khmelnytskyi đến Moskva. Phái viên Ivan Iskra đề xuất ngay lập tức đưa Quân đoàn Zaporizhia dưới quyền giám sát của Sa hoàng. Chính phủ của Sa hoàng đồng ý chỉ lấy quân đội mà không dự tính trước lãnh thổ, trong tương lai sẽ trao cho họ đất đai ở vùng giao thoa của Don và Medveditsa.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thỏa thuận Pereiaslav http://www.britannica.com/event/Pereyaslav-Agreeme... http://www.rp.pl/artykul/488281-Kozaczyzna--Rzeczp... https://www.kyivpost.com/ukraine-politics/honest-h... https://archive.today/20201109015253/https://www.k... https://digitalcommons.lmu.edu/cgi/viewcontent.cgi... https://web.archive.org/web/20210721104755/https:/... https://paperity.org/p/84858390/modern-imperialism... https://www.ukrinform.net/rubric-polytics/3663328-... https://www.ciuspress.com/catalogue/history/38/per... https://web.archive.org/web/20190307070309/http://...